Tương Lai Việc Làm Việt Nam: Vai Trò của Thành Phần Kinh Tế Tư Nhân


Source: Ngân hàng Thế giới

TƯƠNG LAI VIỆC LÀM VIỆT NAM
VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN
Wendy Cunningham Farima Alidadi

TƯƠNG LAI VIỆC LÀM VIỆT NAM
VAI TRÒ CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN
Những việc làm tốt nhất, nghĩa là việc làm có năng suất lao động cao, mức lương, chế độ phúc lợi xã hội tốt, chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động. Đó cũng là những việc làm rộng mở cơ hội cho các đối tượng phụ nữ và thanh niên. Đây cũng là nhóm việc làm gia tăng nhanh nhất ở Việt Nam hiện nay, và nếu Việt Nam sẵn sàng đón nhận những cơ hội có được từ các xu thế lớn thì những việc làm này còn có triển vọng phát triển hơn nữa, cả về số lượng và chất lượng. Vì thế, một thách thức về chính sách đặt ra là làm sao khuyến khích sự ra đời và phát triển của những doanh nghiệp có khả năng tạo việc làm, tạo việc làm có giá trị cao, và tạo lợi thế để Việt Nam tiếp tục tạo thêm việc làm khi các xu thế lớn diễn ra. Báo cáo đề xuất 3 nhóm chính sách sau: (i) hạ rào cản để doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển; (ii) khuyến khích doanh nghiệp dịch chuyển sang những công đoạn có hàm lượng tri thức cao của các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; (iii) tạo thuận lợi để hệ thống nông nghiệp-lương thực Việt Nam phát triển.
Thành phần kinh tế tư nhân là nhân tố cơ bản trong quá trình tạo việc làm1. Doanh nghiệp tư nhân là nguồn tạo cơ hội việc làm mới nhiều nhất, và khi gặp được một lực lượng lao động có trình độ thì những cơ hội này sẽ được chuyển hóa thành những việc làm có chất lượng. Tuy nhiên, một số loại hình doanh nghiệp cũng có lợi thế hơn về tạo việc làm tốt so với doanh nghiệp khác. Để tối đa hóa tiềm năng tạo việc làm trong quá trình phát triển mà thành phần kinh tế tư nhân có vai trò dẫn dắt thì cần phải biết rõ bộ phận nào trong thành phần kinh tế tư nhân có nhiều tiềm năng nhất và chính sách công có thể hỗ trợ như thế nào để doanh nghiệp tạo ra được nhiều việc làm hơn, có chất lượng cao hơn, rộng mở cơ hội hơn.
Các đại xu thế mới có thể tạo ra những cơ hội việc làm tốt hơn hoặc ngược lại sẽ đe dọa chất lượng việc làm của Việt Nam. Các xu hướng mậu dịch, tiêu dùng mới sẽ ảnh hưởng đến những mặt hàng mà Việt Nam có thể xuất khẩu và những chuỗi giá trị mà Việt Nam có thể hoặc không thể
tiếp tục tham gia. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức toàn cầu có thể tạo ra những việc làm mới có giá trị cao nhưng sẽ đòi hỏi phải có một hệ kỹ năng và mô hình xuất khẩu mới so với những gì Việt Nam hiện có. Tự động hóa sẽ thay thế con người nếu lao động không được trang bị đầy đủ để ứng dụng công nghệ sao cho có lợi cho mình.
Báo cáo này sẽ xem xét vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong chủ trương của Việt Nam về việc làm trong bối cảnh các xu thế lớn, dựa trên các nội dung phân tích trong ấn phẩm mới của Ngân hàng Thế giới – Tương lai Việc làm của Việt Nam: Khai thác các Xu thế lớn để Thành công hơn nữa (Hộp 1). Báo cáo tập trung vào đối tượng doanh nghiệp có đăng ký, tức là hầu như không bao gồm các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh và phần lớn các đối tượng lao động tự do. Báo cáo cũng trình bày kết quả dẫn chiếu từ Tổng điều tra doanh nghiệp 2004-2014 và các khuyến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế tư nhân trong việc tạo ra những việc làm tốt.
1 Trong báo cáo này, việc làm là “những hoạt động lao động tạo ra thu nhập, cả bằng tiền lẫn bằng hiện vật, mà không vi phạm các quyền, nguyên tắc lao động cơ bản. Việc làm có thể có các hình thức lao động hưởng lương, lao động tự do, lao động làm nông. Việc làm có thể là chính thức hoặc không chính thức” (Ngân hàng Thế giới, 2012). Việc làm tốt có năng suất cao, giá trị gia tăng cao, mức lương tốt, có chế độ phúc lợi lao động và điều kiện làm việc tốt.
HỘP 1: Tương lai việc làm của Việt Nam: Khai thác các xu thế lớn để thành công hơn nữa
Việc làm là một yếu tố then chốt trong quá trình thay đổi nhanh chóng của Việt Nam thành một quốc gia hiện đại, hội nhập toàn cầu, có mức thu nhập trung bình. Báo cáo Tương lai Việc làm của Việt Nam của Ngân hàng Thế giới cho biết 50 triệu việc làm của Việt Nam, cùng với sự chuyển dịch sang lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, năng suất lao động và tốc độ tăng lương đáng kể đã góp phần làm giảm mạnh tỉ lệ nghèo và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh trong mấy thập niên vừa qua.
Các đại xu thế mới có thể là một mối đe dọa, hoặc cũng có thể là cơ hội để Việt Nam thay đổi cơ cấu việc làm. Sự phát triển của các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao đòi hỏi những hệ kỹ năng, quy trình sản xuất, mô hình xuất khẩu mới. Già hóa dân số sẽ đòi hỏi phải có những dịch vụ chăm sóc được cung cấp bởi một nhóm dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần. Tự động hóa có thể thay thế một số việc làm, đối tượng lao động, và tạo thay đổi ở những việc làm, đối tượng lao động khác.
Tuy nhiên, cơ cấu việc làm của Việt Nam chưa tạo thuận lợi cho việc thích ứng với các xu thế lớn này. Phần lớn việc làm của Việt Nam vẫn nằm ở các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh hay lao động trình độ thấp – những đối tượng có thể sẽ không đủ khả năng tận dụng những xu thế lớn này để tìm được những việc làm tốt hơn. Hiện nay mới chỉ có một số ít việc làm có thể tận dụng được các xu thế lớn: doanh nghiệp nước ngoài chỉ cung cấp 2,1 triệu việc làm có mức lương trên lương tối thiểu, trong khi doanh nghiệp trong nước có đăng ký kinh doanh tạo ra không quá 6 triệu việc làm khác.
Tuy nhiên, bằng các giải pháp chính sách, Việt Nam có thể hỗ trợ những thành phần kinh tế này để khai thác các xu thế lớn nhằm tạo ra nhiều việc làm hơn, có chất lượng cao hơn, rộng mở cơ hội hơn. Việt Nam cần thực hiện 3 cải cách sau: 1) Tạo thêm việc làm ở những bộ phận có hàm lượng việc làm cao của nền kinh tế hiện đại; 2) Nâng cao chất lượng việc làm của các thành phần kinh tế truyền thống như hộ nông nghiệp; 3) Kết nối lao động có trình độ với những việc làm phù hợp, trong đó cần kết hợp giữa việc nâng cao trình độ, bố trí việc làm phù hợp và giảm thiểu rào cản về việc làm.
Việc làm hiện nay đang ở những đâu?
Năm 2015, Việt Nam có hơn 8 triệu việc làm ở các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động. Kết quả tạo việc làm hưởng lương chính thức của Việt Nam khá ấn tượng. Từ 2004 đến 2014 đã tạo ra được hơn 6 triệu việc làm hưởng lương chính thức ngoài nhà nước, trong đó có khoảng 4,7 triệu việc làm là ở các doanh nghiệp trong nước và 2,1 triệu việc làm ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số còn lại là việc làm ở doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong bối cảnh việc làm đang giảm dần trong thành phần kinh tế này do quá trình hợp nhất DNNN.
Việc làm ở các doanh nghiệp có đăng ký thường tốt hơn và rộng mở cơ hội hơn so với doanh nghiệp không có đăng ký. Gần như toàn bộ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước, cùng 70% doanh nghiệp trong nước có đăng ký kinh doanh ít nhất đều bảo đảm mức lương tối thiểu và các chế độ phúc lợi xã hội cho lao động. Ngược lại, việc làm ở hộ nông nghiệp hay hộ kinh doanh thường không có hợp đồng và không có các chế độ bảo trợ xã hội. Lao động
ở nhóm này có thu nhập thấp hơn khoảng 30% so với mức lương trung vị của lao động có việc làm hưởng lương có hợp đồng ở doanh nghiệp tư nhân. Năng suất lao động ở hộ kinh doanh và hộ nông nghiệp thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có đăng ký. Phụ nữ đóng vai trò đáng kể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu ở các ngành dệt may, hàng điện tử. Thanh niên có tỉ lệ tìm được việc làm mới cao hơn ở các doanh nghiệp có đăng ký so với lao động có tuổi.
Việc làm hiện này đang tập trung vào một số nhỏ các doanh nghiệp có quy mô rất lớn. Hơn 40% lao động ở các doanh nghiệp có đăng ký làm việc ở những doanh nghiệp lớn nhất, tức là những doanh nghiệp có hơn 500 lao động (Hình 1), và 25% làm việc tại các doanh nghiệp lớn (100-499 lao động). Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn nhất lại chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số các doanh nghiệp có đăng ký, còn doanh nghiệp lớn cũng chỉ chiếm 3% trên tổng số doanh nghiệp. Tỉ lệ tập trung cao việc làm ở những doanh nghiệp lớn nhất cho thấy những khó khăn để phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ.
3
HÌNH 1: Tỉ lệ việc làm ở các doanh nghiệp có đăng ký, tính theo quy mô, tỉ trọng loại hình sở hữu, số tổng và theo quy mô (2014)
100% 80% 60% 40% 20% 0%
1 – 9
Doanh nghiệp
tư nhân trong nước
10 – 19
Doanh nghiệp nước ngoài
20 – 49
Quy mô doanh nghiệp theo số lượng lao động
Doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần đa số
500+
Doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần thiểu số
Cộng
Tỉ lệ
việc làm tốt
43%
22%
9%
7%
10%
8%
Phần lớn việc làm cũng như doanh nghiệp đều thuộc về thành phần kinh tế tư nhân trong nước. Khoảng 57% tổng số việc làm nằm ở thành phần kinh tế tư nhân trong nước (Hình 1). Tuy hơn một nửa số việc làm ở những doanh nghiệp lớn nhất thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất ở tất cả các nhóm quy mô doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số các DNVVN.
Nhiều loại hình sở hữu và theo đó là việc làm chiếm tỉ lệ lớn trong một số lĩnh vực. Doanh nghiệp nhà nước thường chiếm tỉ lệ chi phối trên những thị trường như cây trồng có dầu (80%), bất động sản (38%), xây dựng (30%). Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài lại chiếm tỉ lệ lớn trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất phương tiện liên lạc, truyền thông (69%), giày dép (24%), nhựa (13%), may mặc (13%), chế biến thức ăn chăn nuôi (12%). Chỉ số tập trung hóa thị trường nhìn chung dự kiến sẽ tăng, trong đó doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong lĩnh vực chế biến, chế tạo và doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ tăng tỉ lệ tham gia lĩnh vực dịch vụ.
Việc làm mới sẽ đến từ đâu?
Tốc độ tạo việc làm và mất việc làm sẽ tăng dần, cho thấy một thị trường việc làm năng động. Từ
năm 2004, tỉ lệ tạo việc làm thực đã tăng (Hình 2). 62% việc làm được tạo ra nhờ doanh nghiệp hiện có mở rộng hoạt động; 38% việc làm được tạo ra nhờ những doanh nghiệp mới. Ngoài ra, 8,9 triệu việc làm cũng đã bị mất đi do doanh nghiệp cắt giảm lao động, cùng 13 triệu việc làm bị mất đi do doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Những biến động về việc làm này là dấu hiệu của một nền kinh tế khỏe mạnh và có thể là nhân tố giúp nâng cao chất lượng việc làm, do việc làm ở những doanh nghiệp ít khả năng tồn tại hơn mất đi và được tái phân bổ sang những doanh nghiệp mới, có tiềm năng hơn.
50 – 99
100 – 499
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên điều tra doanh nghiệp, 2014.
HÌNH 2: Luân chuyển việc làm ở Việt Nam, 2005-2014
2005 2007 2009 2011 2013 Năm
Tạo mới Tạo thực
Nguồn: Tổng điều tra Doanh nghiệp Việt Nam, 2005-2014.
Mất đi
4
Tổng (1.000)
-2000 -1000 0 1000 2000
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần lớn số việc làm thực tạo ra là nhờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong nước. Từ năm 2004, doanh nghiệp nhỏ đã có tỉ lệ tạo việc làm thực ổn định, trong đó phần lớn là doanh nghiệp trong nước (Hình 3). Doanh nghiệp vừa cũng có tỉ lệ tạo việc làm thực, dù trong mấy năm gần đây đã chậm lại. Ngược lại, tỉ lệ tạo việc làm thực của các doanh nghiệp lớn có nhiều biến động hơn, thậm chí ở mức âm trong một số năm.
Các DNVVN mới tuy đóng một vai trò rất quan trọng ở Việt Nam, nhưng DNVVN cũ không đóng góp nhiều, nghĩa là khối DNVVN không có sự tăng trưởng. Phần lớn mức tạo việc làm thực của DNVVN có được là nhờ các doanh nghiệp mới thành lập chứ không phải do doanh nghiệp cũ mở rộng hoạt động (Hình 3). Nhiều doanh nghiệp vi mô trong nước đã có từ 10 năm hoạt động trở lên, trong khi Việt Nam là nước có tỉ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc hàng cao nhất trong mẫu ngẫu nhiên gồm 15 quốc gia. Điều này cho thấy dù vẫn có những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường nhưng không có sự tăng trưởng. Trên thực tế, sau khi tham gia thị trường, chỉ có 6% số doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tăng quy mô lên hơn 10 lao động sau 5 năm hoạt động.
Lĩnh vực xuất khẩu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục là một nguồn tạo việc làm mới, tốt hơn, rộng mở cơ hội hơn
Xuất khẩu có ảnh hưởng đến gần 20 triệu việc làm của Việt Nam. Gần một nửa số việc làm trên nằm ở các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước có hoạt động xuất khẩu, và một nửa còn lại nằm ở những doanh nghiệp cung cấp đầu vào, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả doanh nghiệp không có đăng ký, như hộ nông nghiệp). Tổng số việc làm có được nhờ xuất khẩu đã tăng trong 20 năm qua (Hình 4). Doanh nghiệp xuất khẩu có năng suất cao hơn doanh nghiệp tư nhân trong nước hay doanh nghiệp nhà nước xét về giá trị gia tăng trên lao động (Hình 5). Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài (có xuất khẩu) có mức lương lao động cao hơn 5,5%, và khi năng suất tăng thì những doanh nghiệp này cũng phân bổ lợi nhuận cho lao động với chế độ cao hơn so với DNNN, như bằng cách tăng lương.
HÌNH 4: Số lượng việc làm có được nhờ xuất khẩu
20.000 15.000 10000 5.000 0
1990 Tổng việc làm
1995 2000
Việc làm trực tiếp
2005 2010
Việc làm gián tiếp
HÌNH 3: Tỉ lệ tạo việc làm thực tính theo thời gian hoạt động, loại hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp (2004-2014)
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu việc làm từ thống kê hàng năm của Việt Nam.
HÌNH 5: Giá trị gia tăng trên lao động
4 6 8 10 12 14 Giá trị gia tăng trên lao động
Doanh nghiệp tư nhân trong nước Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên điều tra doanh nghiệp, 2014.
DN tư nhân trong nước DN nước ngoài DN nhà nước
entry Tuổi 2-5 Tuổi 6-9 Tuổi 10+
Nguồn: Tổng điều tra Doanh nghiệp Việt Nam, 2005-2014.
5
1-9 10-19 20-99 100+
1-9 10-19 20-99 100+
1-9 10-19 20-99 100+
0
.1 Mậtđộ .2 .3
Sốlượngviệclàm(nghìn)
-1000
Đơn vị: 1000 lao động
0 1000 2000 3000
Một số ngành có thuận lợi hơn để gia tăng việc làm so với ngành khác
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tuy sẽ tiếp tục tạo thêm việc làm, nhưng các lĩnh vực nông nghiệp – lương thực và dịch vụ cũng có tiềm năng tạo thêm việc làm, với chất lượng cao hơn. Trong giai đoạn 2004-2014, Việt Nam đã thu hút được gần 3 triệu lao động vào lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là ngành dệt may, và gần đây hơn là các ngành điện tử, phương tiện vận tải. Việc làm trong lĩnh vực dịch vụ cũng tăng gần 2 triệu lao động, trong đó dịch vụ định hướng xuất khẩu là lĩnh vực đặc biệt tạo ra những việc làm có giá trị cao. Chuỗi giá trị nông nghiệp là một trong số ít những chuỗi giá trị hoàn chỉnh ở Việt Nam, có mật độ việc làm cao, trong khi (nông nghiệp quy mô nhỏ) đang tham gia vào ngành chế biến nông sản đang ngày càng phát triển. Lĩnh vực này có tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và các nước láng giềng (như Trung Quốc) đang tiếp tục quá trình đô thị hóa và chi tiêu ngày càng tăng vào những loại nông sản giá trị cao.
Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế vì tăng việc làm và tăng năng suất là hai phạm trù có mối liên hệ tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có năng suất cao nhất, cũng như các DNNN của Việt Nam, đang có sự đánh đổi giữa lao động và vốn. Vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng năng suất cho doanh nghiệp và tăng việc làm cùng lúc.
Khuyến nghị chính sách
1. Giảm rào cản để khuyến khích DNVVN thành lập, phát triển, tạo thêm việc làm, tăng chất lượng việc làm. Khối DNVVN trong nước cần đóng vai trò tích cực hơn trong các hoạt động kinh tế có giá trị cao để góp phần tạo ra những việc làm tốt hơn cho Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam cần cải cách luật pháp, thông lệ để doanh nghiệp được quyền tiếp cận bình đẳng về đất đai, vốn, điện năng và các yếu tố đầu vào khác, dù có loại hình sở hữu nào. Thứ hai, cần đơn giản hóa thủ tục đối với doanh nghiệp tham gia, rời khỏi thị trường để tạo sự hiệu quả, minh bạch về luân chuyển lao động (cũng
như các yếu tố đầu vào khác). Thứ ba, cần khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp FDI và DNVVN, trong đó DNVVN cung cấp hàng hóa, liên kết, làm ăn với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó có thể mở rộng các hoạt động kết nối quan hệ giữa khách hàng nước ngoài và nhà cung cấp trong nước.
2. Khuyến khích doanh nghiệp dịch chuyển sang những công đoạn có hàm lượng tri thức cao của các chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu để tạo ra những việc làm tốt hơn. Về ngắn hạn, Việt Nam cần hoàn thiện môi trường thể chế về logistics, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong nước để năng cao khả năng kết nối, nới lỏng quy định về xuất nhập cảnh cho lao động nước ngoài. Định hướng chính sách trong trung hạn nên tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm mới và lao động lành nghề để thúc đẩy nền kinh tế dịch vụ tri thức thông qua: luật pháp, chính sách ưu đãi để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới; nới lỏng quy định hạn chế đối với thương mại dịch vụ, xây dựng đội ngũ nhân lực ngành dịch vụ chuyên nghiệp để cạnh tranh được trên thị trường theo các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.
3. Tạo thuận lợi để hệ thống nông nghiệp – lương thực phát triển nhằm tạo ra những việc làm có mức lương cao hơn, an toàn hơn. Thứ nhất, Việt Nam cần giảm giá thành đầu vào và tạo thuận lợi về luân chuyển thông tin, thương mại đối với DNVVN để dễ dàng hội nhập vào hệ thống nông nghiệp – lương thực trong nước và quốc tế. Thứ hai, thông qua các hình thức PPP và giám sát công khai, cần tăng cường vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm và quản lý hệ thống lương thực. Thứ ba, đối với thị trường trong nước, Việt Nam cần nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trường lương thực – về vệ sinh, hậu cần, tiêu chuẩn – nhằm nâng cao giá trị gia tăng đối với các thị trường bán buôn, chợ tươi sống thành thị. Thứ tư, cần có chính sách khuyến khích để ngành lương thực đầu tư vào những đô thị ở gần vùng sản xuất nông nghiệp, từ đó mà tạo thêm việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.
6
Tài liệu dẫn
World Bank. 2018. Vietnam’s Future Jobs: World Bank. 2012. World Development Report Leveraging Megatrends for Greater Prosperity. 2013: Jobs. Washington, DC: World Bank. Washington, DC: World Bank.
7
Với sự hỗ trợ của:
Số 8 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 24 37740100
Fax: +84 24 37740111
Website: www.dfat.gov.au
Tầng 8, Số 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 24 39346600
Fax: +84 24 39346597
Website: www.worldbank.org/en/country/vietnam
8










http://documents.worldbank.org/curated/en/672691533922736670/pdf/129381-WP-PUBLIC-ROLE-OF-THE-PRIVATE-SECTOR-VIETNAMESE.pdf