,

Theo Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023 so với 8% vào năm 2022


Source: Ngân hàng Thế giới

THÔNG CÁO BÁO CHÍ13 THÁNG 3 NĂM 2023
Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,3% năm 2023, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2023 — Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ hạ còn 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm trước, do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và hộ gia đình, theo nhận định tại báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới công bố ngày hôm nay.

Tăng trưởng dự kiến sẽ lên 6,5% vào năm 2024 khi các nền kinh tế đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục hồi, báo cáo cho biết.

Triển vọng của Việt Nam phản ánh những bất định gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu. Rủi ro theo hướng suy giảm bao gồm tăng trưởng yếu hơn dự kiến ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực đồng Euro, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, lạm phát trong nước gia tăng, bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình đang bộc lộ những yếu kém, và khu vực tài chính đang có nguy cơ dễ tổn thương.

Khó khăn ở trong nước và nước ngoài đòi hỏi phải ứng phó chính sách theo hướng thận trọng, và dựa vào bằng chứng, dữ liệu, theo nội dung báo cáo. Trong đó bao gồm quản lý chặt liên hệ giữa trăng trưởng và lạm phát, và giám sát chắc khu vực tài chính. Thuận lợi bao gồm việc phục hồi tăng trưởng toàn cầu có thể nhanh hơn dự kiến và nâng xuất khẩu, và vì vậy tăng trưởng có thể cao hơn dự tính cơ sở.

“Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác,” đó là ý kiến của bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế, và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả.”

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo về khu vực dịch vụ của Việt Nam chỉ ra bốn nội dung cải cách có thể mở ra tiềm năng để khu vực này đem lại thêm nhiều việc làm và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng. Để có thể hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần khai thác hiệu quả hơn nữa khu vực dịch vụ đa dạng để duy trì tăng trưởng năng suất bền vững, theo nội dung chuyên đề đặc biệt tại “Đánh thức tiềm năng dịch vụ để tăng trưởng.” Điều đó bao hàm phải thực hiện những cải cách nhằm nâng cao năng suất khu vực dịch vụ và đóng góp liên ngành để phục vụ tăng trưởng năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo chế biến và nông nghiệp.

Khu vực dịch vụ của Việt Nam đang có đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế, đồng thời thu hút ngày càng nhiều lao động, và năng suất lao động cũng đang tăng lên trong thập kỷ qua kể từ năm 2019. Tuy nhiên, kết quả đạt được của Việt Nam trong khu vực dịch vụ còn chưa bắt nhịp được với các quốc gia so sánh như Ma-lay-xia, Phi-líp-pin và In-đô-nê-sia.

Kim ngạch xuất khẩu của những lĩnh vực dịch vụ giàu hàm lượng tri thức và đòi hỏi kỹ năng cao, được gọi là “dịch vụ đổi mới sáng tạo toàn cầu”, chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, và các lĩnh vực đó chỉ đóng góp 6,4% việc làm trong toàn khu vực dịch vụ, bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, tài chính và dịch vụ hành nghề chuyên môn, là những lĩnh vực dịch vụ có năng suất cao nhất trong nền kinh tế. Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất bao gồm quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, những rào cản về thương mại dịch vụ, tỷ lệ áp dụng công nghệ thấp, thiếu kết nối với các ngành, lĩnh vực khác, cho thấy còn nhiều điều cần được cải thiện thông qua các hành động chính sách phù hợp.

Để đẩy nhanh tăng trưởng trong khu vực này, Việt Nam cần cân nhắc:
Xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này và triển khai cải cách để đẩy mạnh cạnh tranh cũng như khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước;
Khuyến khích áp dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo từng bước về sản phẩm và quy trình;
Tăng cường năng lực và kỹ năng cho người lao động và cán bộ quản lý;
Tập trung vào những dịch vụ có khả năng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa ở những ngành, lĩnh vực khác, cụ thể là các lĩnh vực chế tạo chế biến.
Điểm lại là báo cáo bán niên cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ: 2023/048/EAP
Liên lạc
Hà Nội
Lê Thị Quỳnh Anh
(+84-24) 3937-8362
ale5@worldbank.org



PRESS RELEASEMARCH 13, 2023
Vietnam’s Economy Forecast to Grow by 6.3% in 2023, World Bank report says

Hanoi, March 13, 2023—Vietnam’s economic growth is projected to ease to 6.3 percent in 2023 from a robust 8 percent last year, as services growth moderates and higher prices and interest rates weigh on households and investors, according to the World Bank’s latest Taking Stock report released today.

Growth is expected to pick up to 6.5 percent in 2024 as the economies of Vietnam’s main export markets gain strength, the report says.

The outlook for Vietnam reflects heightened uncertainty in the global economy. Downside risks include weaker-than-expected growth in Vietnam’s major export markets, which include the United States, China and the eurozone, tightening financial conditions, higher domestic inflation, weaknesses in the balance sheets of corporate, banking and household sectors, and financial sector vulnerabilities.

Domestic and external headwinds warrant increased vigilance and data-driven policy responses, the report says. These include managing the trade-off between growth and inflation and strengthening the supervisory framework for the financial sector. On the upside stronger than expected recovery of global growth could lift exports and hence growth above the baseline projection.

“Vietnam has the fiscal space to implement measures to boost growth, unlike many other countries,” said Carolyn Turk, World Bank Country Director for Vietnam. “Effective implementation of priority public investments is key to support growth, both in the short-term and in the longer-term. Also, fiscal and monetary policies must be synchronized to ensure that support to the economy and macroeconomic stability are achieved effectively.”

The report’s special section on Vietnam’s services sector identifies four key reforms that could unlock the potential of a sector that can deliver substantial employment and added value. For Vietnam to achieve its objective of becoming a high-income economy by 2045, it should more effectively leverage its diversified services sector to secure more sustained productivity growth, according to the analysis, “Harnessing the potential of the services sector for future growth.” This would entail undertaking reforms to enhance services sector productivity and its cross-sectoral contributions to manufacturing and agriculture productivity growth.

Even though Vietnam’s services sector has grown as a share of the economy, employed a greater share of workers, and seen its labor productivity increasing in the decade before 2019, Vietnam’s performance in this area lags peer countries such as Malaysia, the Philippines, and Indonesia.

Exports of knowledge-rich services known as “global innovator services” constitute only 9 percent of total services exports, and only 6.4 percent of total employment in the services sector is in this sub-sector, which includes information and communications technology, finance, and professional services, which are among the most productive services areas in the economy. The small scale of firms, restrictions to services trade, low technology adoption, and scarcity of inter-sectoral linkages affect productivity, suggesting that there is room for improvement through appropriate policy actions.

To accelerate growth of this sector, Vietnam could consider:

Reducing restrictions to services trade and foreign investment in this area and implementing reforms to enhance competition and access to finance for domestic firms;
Encouraging firm-level product and process innovation and technology adoption;
Strengthening skills and capabilities of workers and managers;
Focusing on services that can promote further growth of other sectors, particularly manufacturing.
Taking Stock is the World Bank’s bi-annual economic report on Vietnam.

PRESS RELEASE NO: 2023/048/EAP
Contacts
Hanoi
Le Thi Quynh Anh
(+84-24) 3937-8362
ale5@worldbank.org








https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2023/03/13/vietnam-s-economy-forecast-to-grow-by-6-3-in-2023-world-bank-report-says